Ngày nay, in Offset và in kỹ thuật số là hai dịch vụ in được người tiêu dùng chú ý tới nhiều nhất. Để có thể giúp khách hàng cũng như các chuyên viên in ấn hiểu rõ thêm về In Offset, bài viết sau đây sẽ chỉ ra được những thông tin cần thiết về công nghệ in đặc biệt này.
Công nghệ in offset là gì?
Một trong số những công nghệ in hiện đại và được ưa chuộng nhất hiện nay chính là in Offset. Mặc dù được sử dụng nhiều như vậy, nhưng chỉ có số ít những người trong lĩnh vực in ấn mới có thể hiểu hết về công nghệ in chuyên dụng này. Vậy in Offset là gì ?
In Offset là một công nghệ in sử dụng kỹ thuật lực ép từ các tấm Offset (hay còn gọi là tấm cao su) để in mực lên trên bề mặt của giấy. Kỹ thuật in Offset được ứng dụng khá nhiều do tránh được rủi ro nước dính lên bề mặt giấy sau khi in. Đồng thời kỹ thuật in này sử dụng in thạch bản mang lại cho bản in một chất lượng hoàn hảo nhất.
✅ Nguồn gốc xuất xứ
Sự xuất hiện lần đầu tiên của công nghệ in Offset và công nghệ in thạch bản là tại Anh vào những năm 1875. Vào lúc này, chúng được ứng dụng để in Offset trên kim loại.
Trống Offset được làm bằng chất liệu chất các tông truyền hình ảnh cần phải được in mẫu in thạch bản lên bề mặt của kim loại. Trong khoảng 5 năm sau đó, giấy carton đã được cải tiến và thay thế bằng những tấm cao su. Người đầu tiên ứng dụng kỹ thuật in Offset ở trên bề mặt giấy là ông Ira Washington Rubel vào năm 1903.
✅ Đặc điểm công nghệ in Offset trên kim loại
Công nghệ In Offset sở hữu những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Các phần tử in và không in được bố trí cùng nằm trên một mặt phẳng.
- Do các đặc tính hóa lý mà các phần tử in sẽ bắt mực đẩy nước còn các phần tử không in sẽ bắt nước đẩy mực.
✅ Ưu điểm của dịch vụ in Offset nhanh lấy ngay
Được ưa chuộng và sử dụng phổ biến như vậy là bởi vì công nghệ in Offset sở hữu những đặc điểm nổi trội dưới đây:
- Ứng dụng in trên nhiều chất liệu khác nhau
- Chất lượng hình ảnh cao và rõ nét, không bị bể do được in trực tiếp từ bản in lên bề mặt giấy. Lý do là vì miếng cao su được áp đều lên toàn bộ bề mặt giấy cần được in.
- Màu sắc khi in hầu như không bị lem hoặc mờ do in ấn. Đồng thời màu lên cũng chuẩn hơn.
- In được trên cả bề mặt sần sùi lẫn mặt phẳng.
- Chế bảo bản in với công nghệ Offset trở nên dễ dàng hơn.
- Bản in có tuổi thọ sử dụng lâu dài hơn.
Ứng dụng kỹ thuật in Offset khổ lớn
Các xưởng in Offset ra đời để nhằm phục vụ nhu cầu của ngành in ấn trong thương mại. Từ khi xuất hiện, công nghệ in Offset được ứng dụng chủ yếu vào:
- Một trong những công nghệ in phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
- Được sử dụng thường xuyên với mục đích in các ấn phẩm văn phòng hoặc quảng cáo, ví dụ: catalogue, báo chí, phong bì, card visit hay tờ rơi, …
- In Offset với số lượng lớn hoặc vừa sẽ có lợi hơn trong khoản kinh tế. (Tiết kiệm chi phí hiệu quả).
- Có thể in Offset trên nhựa PVC, giấy hoặc nhiều bề mặt và chất liệu khác nhau mà không hề khó khăn.
Tổng quan về quy trình in offset gia công diễn ra như thế nào?
Quy trình in offset sẽ trải qua 7 bước cơ bản như sau:
✅ Thiết kế bản in đồ họa
Ở bước này, các chuyên viên sẽ chế tạo nên các bản in (tức là tạo ra những đối tượng cần được in ở trên máy).
✅ Out film (Xuất film)
Sau khi chế bản hoàn tất thì sẽ tiến hành xuất film. Đối với những tờ rơi có chèn hình ảnh thì File sẽ được out ra thành 4 tấm khác nhau đại diện cho 4 lớp màu C – M – Y – K (Xanh lơ – hồng sẫm – vàng – đen).
✅ Tiến hành phơi bản kẽm
Khi đã tách ra 4 tấm phim, từng tấm fim một sẽ được phơi lên trên một bản kẽm. Ở giai đoạn này chúng ta đã có được 4 bản kẽm đại diện riêng cho 4 mau C – M – Y – K để chuẩn bị cho quá trình in tiếp theo.
✅ Tiến hành In Offset và in kỹ thuật số
Ở bước này, từng màu một sẽ được in lên. In màu nào lên trước hoặc màu nào sau không có yếu tố quyết định sự thành công của ấn phẩm thay vào đó là kinh nghiệm của thợ in như thế nào.
Đầu tiên, thợ in sẽ chọn 1 trong 4 bản kẽm in màu để lắp lên quả lô của máy in Offset, ở phần vào mực cho máy in, thợ in cũng sẽ lựa chọn màu in tương tự. Sau đó lặp đi lặp lại cho các màu sau với quá trình như trên.
Cứ thế tuần tự 4 màu in sẽ được in chồng lên nhau và tạo ra được bản in cuối cùng. Với mỗi một màu, trong quá trình in thợ sẽ cho chạy thử trong khoảng 50 bản in để màu in được ổn định. Tổng cộng trước khi in thật thì sẽ có khoảng 200 bản in thử. Đó là lý do vì sao, khi thực hiện in offset sẽ phải tính dư thêm 200 tờ giấy (người ta gọi đó là bù hao giấy).
Bài viết liên quan: